lý bạch tự ngẫm thân mình

Đường đi khó ! Đường đi khó !
Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.

10 thg 4, 2012

Thiên long bát bộ

Thiên long bát bộ (chữ Hán giản thể: 天龙八部, chính thể: 天龍八部, latin hóa: Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung.
Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963, liên tục trong 4 năm[1]. Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần hai triệu chữ)[1]. Nội dung tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm[1]. Có thể nói Thiên long bát bộ là tác phẩm vĩ đại nhất của nhà văn Kim Dung.
Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.


[sửa] Ý nghĩa tên Thiên Long Bát Bộ

Tựa đề của Thiên Long bát bộ xuất phát từ kinh Phật, nói về cái phức tạp và đa dạng của con người trong xã hội. Đó là tám loại phi nhân có sức mạnh hơn người nhưng không phải là người: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Tám loài này do Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ.
  1. Thiên: là thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất
  2. Long: là rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
  3. Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh
  4. Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu
  5. A Tu La: (Asura) đại diện tính xấu xa của con người
  6. Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc
  7. Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
  8. Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn

[sửa] Các hồi

Thiên long bát bộ có 50 hồi, tên các hồi hợp lại thành 5 bài từ, mỗi bài từ bao gồm tên của 10 hồi.

[sửa] Thiếu niên du (少年游)


Nguyên văn chữ Hán
青衫磊落險峰行
玉壁月華明
馬疾香幽
崖高人遠
微步轂紋生
誰家子弟誰家院
無計悔多情
虎嘯龍吟
換巢鸞鳳
劍氣碧煙橫

Phiên âm Hán Việt
Thanh sam lỗi lạc hiểm phong hành
Ngọc bích nguyệt hoa minh
Mã tật hương u
Nhai cao nhân viễn
Vi bộ cốc văn sinh
Thùy gia tử đệ thùy gia viện
Vô kế hối đa tình
Hổ khiếu long ngâm
Hoán sào loan phượng
Kiếm khí bích yên hoành

[sửa] Tô mạc già (蘇幕遮)


Nguyên văn chữ Hán
向來痴
從此醉
水榭聽香 指點群豪戲
劇飲千杯男兒事
杏子林中 商略平生義
昔時因
今日意
胡漢恩仇 須傾英雄淚
雖萬千人吾往矣
悄立雁門 絕壁無餘字

Phiên âm Hán Việt
Hướng lai si
Tòng thử túy
Thủy tạ thính hương chỉ điểm quần hào hý
Kịch ẩm thiên bôi nam nhi sự
Hạnh tử lâm trung thương lược bình sinh nghĩa
Tích thời nhân
Kim nhật ý
Hồ Hán ân cừu tu khuynh anh hùng lệ
Tuy vạn thiên nhân ngô vãng hỹ
Thiểu lập Nhạn Môn tuyệt bích vô dư tự

[sửa] Phá trận tử (破陣子)


Nguyên văn chữ Hán
千里茫茫若夢
雙眸粲粲如星
塞上牛羊空許約
燭畔鬢雲有舊盟
莽蒼踏雪行
赤手屠熊搏虎
金戈蕩寇鏖兵
草木殘生顱鑄鐵
蟲豸凝寒掌作冰
揮灑縛豪英

Phiên âm Hán Việt
Thiên lý mang mang nhược mộng
Song mâu xán xán như tinh
Tái thượng ngưu dương không hứa ước
Chúc bạn mấn vân hữu cựu minh
Mãng thương đạp tuyết hành
Xích thủ đồ hùng bác hổ
Kim qua đãng khấu ao binh
Thảo mộc tàn sinh lô chú thiết
Trùng trãi ngưng hàn chưởng tác băng
Huy sái phược hào anh

[sửa] Động tiên ca (洞仙歌)


Nguyên văn chữ Hán
輸贏成敗 又爭由人算
且自逍遙沒誰管
奈天昏地暗 斗轉星移
風驟緊 縹緲峰頭雲亂
紅顏彈指老 剎那芳華
夢裡真 真語真幻
同一笑 到頭萬事俱空
糊塗醉 情長計短
解不了 名韁繫嗔貪
卻試問 幾時把痴心斷

Phiên âm Hán Việt
Thâu doanh thành bại hựu tranh do nhân toán
Thả tự tiêu dao một thùy quản
Nại thiên hôn địa ám Đẩu chuyển tinh di
Phong sậu khẩn Phiêu Diểu phong đầu vân loạn
Hồng nhan đạn chỉ lão sát na phương hoa
Mộng lý chân chân ngữ chân ảo
Đồng nhất tiếu đáo đầu vạn sự câu không
Hồ đồ túy tình trường kế đoản
Giải bất liễu danh cương hệ sân tham
Khước thí vấn kỷ thời bả si tâm đoạn

[sửa] Thủy long ngâm (水龍吟)


Nguyên văn chữ Hán
燕雲十八飛騎 奔騰如虎風煙舉
老魔小醜 豈堪一擊 勝之不武
王霸雄圖 血海深恨 盡歸塵土
念枉求美眷 良緣安在
枯井底 污泥處
酒罷問君三語
為誰開 茶花滿路
王孫落魄 怎生消得 楊枝玉露
敝屣榮華 浮雲生死 此身何懼
教單於折箭 六軍辟易 奮英雄怒

Phiên âm Hán Việt
Yên Vân thập bát phi kỵ bôn đằng như hổ phong yên cử
Lão ma tiểu xú khởi kham nhất kích thắng chi bất võ
Vương bá hùng đồ huyết hải thâm hận tận quy trần thổ
Niệm uổng cầu mỹ quyến lương duyên an tại
Khô tỉnh để ô nê xứ
Tửu bãi vấn quân tam ngữ
Vị thùy khai trà hoa mãn lộ
Vương tôn lạc phách chẩm sinh tiêu đắc dương chi ngọc lộ
Tệ tỉ vinh hoa phù vân sinh tử thử thân hà cụ
Giáo đơn vu chiết tiễn lục quân tích dịch phấn anh hùng nộ

[sửa] Tóm tắt

Kim Dung đã chỉnh sửa truyện này 3 lần, lần gần nhất là vào năm 2009[cần dẫn nguồn]. Có tổng cộng 50 hồi.
Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu truyện xảy ra vào thời Bắc Tống và còn bao gồm các cuộc chiến tranh giữa nhà Tống, Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ.
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

[sửa] Đoàn Dự

Bài chi tiết: Đoàn Dự
Đoàn Dự cũng là một trong 3 nhân vật nam chính trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung, là vương tử nước Đại Lý, dáng vẻ thư sinh, tính hay si, sùng đạo Phật, ghét bạo lực, thẳng thắn, nhiều khi hơi gàn. Không chịu học võ nhưng nhờ cơ duyên may mắn nên học được Bắc Minh Thần Công có thể hút công lực của người khác, lục mạch thần chỉ nhưng không biết sử dụng nên lúc dùng được lúc dùng không được, Lăng Ba Vi Bộ di chuyển khinh công lẹ làng. Trên đường đi du ngoạn giang hồ chàng đã kết nghĩa huynh đệ lần lượt với Tiêu Phong và Hư Trúc.

[sửa] Khái quát

[sửa] Cuộc đời

[sửa] Tiêu Phong

Bài chi tiết: Tiêu Phong

[sửa] Hư Trúc

Hết phần cho biết trước nội dung.

[sửa] Nhân vật

[sửa] Chính diện

  • Kiều Phong (喬峰) - sau này được gọi là Tiêu Phong. Giới giang hồ còn gọi là "Bắc Kiều Phong". Kiều Phong là một người có võ công rất cao cường và đã từng là bang chủ Cái Bang.
  • Đoàn Dự (段譽) - hoàng tử Đại Lý, anh em kết nghĩa của Tiêu Phong và Hư Trúc, vô tình luyện được chỉ pháp Lục Mạch Thần Kiếm vô cùng lợi hại.
  • Hư Trúc (虚竹) - đầu tiên là một hòa thượng chùa Thiếu Lâm có lòng thương người nhưng về sau cũng đạt được nhiều trình độ cao và trở thành chưởng môn của phái Tiêu Dao.
  • Vương Ngữ Yên (王語嫣) - một cô nương xinh đẹp. Đầu tiên nàng chỉ yêu Mộ Dung Phục nhưng rồi trở thành vợ Đoàn Dự vì Mộ Dung Phục chỉ lo nghĩ đến phục hồi Đại Yên.
  • A Châu - người con gái duy nhất mà Kiều Phong yêu quý nhưng để cứu cha nên nàng đã giả trang thành cha mình và đã không may bị Kiều Phong lỡ tay đánh chết. Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái A Châu:
"Linh hồn thục nữ bao dung
Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa
Lệ thương biết mấy cho vừa"

[sửa] Phản diện

  • Mộ Dung Phục - hay còn được gọi là "Nam Mộ Dung". Hắn là dòng dõi người Tiên Ti, người kế tiếp ngôi vị của triều đại Hậu Yên đã bị sụp đổ. Hắn tìm mọi cách để khôi phục triều đại của mình. Cuối cùng hắn trở nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế.
  • Du Thản Chi - hay còn được gọi là "Thiết Sửu"(Hề Sắt) - cha hắn đã bị Kiều Phong đánh chết trong cuộc đại chiến tại Tụ Hiền Trang. Hắn yêu A Tử và luôn phục tùng nàng. Hắn đã đeo mặt nạ để làm vui nàng, cho nàng đôi mắt. Nhưng những điều hắn làm đã không được đền đáp. Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái Du Thản Chi:
"Cuồng điên máu lệ tình câm
Bước chân A Tử xa xăm muôn trùng
Bóng chiều quan ải mông lung"
  • Cưu Ma Trí - một hòa thượng nước Thổ Phồn, bằng hữu của Mộ Dung Bác. Hắn lúc nào cũng muốn được học các bí kíp võ công cao siêu. Hắn được Mộ Dung Bác, sau khi đã lén lấy đi và học các bí kíp trong chùa Thiếu Lâm, truyền lại cho hắn. Cuối truyện hắn bị tẩu hỏa nhập ma vì chỉ học phần ác mà không học phần thiện của các môn võ công đó. Hắn đã may mắn thoát chết khi Đoàn Dự hút hết nội công.
  • Đinh Xuân Thu - một đồ đệ phản bội của Tiêu Dao phái. Hắn rất giỏi dùng độc dược và đã vô tình làm mù A Tử khi đánh nhau với Mộ Dung Phục. Cuối cùng bị Hư Trúc Chưởng môn nhân phái Tiêu Dao trừng phạt.
  • Mộ Dung Bác - cha của Mộ Dung Phục, người đã giả chết để trốn vào chùa Thiếu Lâm lén học các bí kíp võ công. Chỉ có nhà họ Đoàn và nhà sư quét rác biết hắn vẫn còn sống.

[sửa] Đoàn Chính Thuần và vợ con

Đoàn Chính Thuần đã có nhiều cuộc tình vụng trộm và có nhiều con mà không hay biết. Để rồi hóa ra người yêu của Đoàn Dự lại là anh em cùng cha khác mẹ (nhưng thật ra cuối truyện Đoàn Dự chỉ là con hờ của Đoàn Chính Thuần) Đoàn Chính Thuần - cha (hờ) của Đoàn Dự, em trai của hoàng đế Đại Lý đương triều. Tất cả người tình của Đoàn Chính Thuần cuối truyện bị Mộ Dung Phục giết chết và rồi ông cũng tự tử theo.
  • Vợ:
    • Đao Bạch Phượng - mẹ của Đoàn Dự. Vì ghen ghét Đoàn Chính Thuần có nhiều người tình, bà cũng ngoại tình với Đoàn Diên Khánh, và Đoàn Dự là kết quả của chuyện này, sau khi Đoàn Chính Thuần chết bà cũng tự tử theo.
    • Vương Lan Hoa - mẹ của Vương Ngữ Yên. Bà là con gái của tiểu sư muội và chưởng môn phái Tiêu Dao-Vô Nhai Tử; họ Vương là họ của chồng bà.[2]
    • Cam Bảo Bảo - mẹ của Chung Linh.
    • Tần Hồng Miên - mẹ của Mộc Uyển Thanh.
    • Nguyễn Tinh Trúc - mẹ của A Châu và A Tử.
    • Mã Phu Nhân - (Khang Mẫn). Bà không có con và cũng là một người tình độc ác của Đoàn Chính Thuần. Bà đã mưu sát chồng mình là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ của Cái Bang vì chồng không chịu tiết lộ bí mật của Tiêu Phong và sau này bà ta cho biết bà ta làm điều đó chỉ vì Tiêu Phong không thèm ngắm nhìn mình.
  • Con:
    • Vương Ngữ Yên (bản sửa chữa trước là Vương Ngọc Yến)- Nàng mới 16 tuổi nhưng được coi là bách khoa toàn thư về võ thuật. Nàng nhớ tất cả các chiêu thức võ công, cách sử dụng. Nàng được xem là đẹp nhất trong Thiên Long Bát Bộ.
    • Chung Linh - Có thể coi là người ngây thơ, dễ thương nhất trong các con của Đoàn Chính Thuần.
    • Mộc Uyển Thanh - con lớn nhất của Đoàn Chính Thuần, xinh đẹp, võ công cao, nghi ngờ đàn ông và tính tình có phần đanh đá. Đoàn Dự là người đàn ông đầu tiên được nàng cho xem mặt. Trong lần sửa đổi mới đây của Kim Dung vào năm 2008 chàng lấy Mộc Uyển Thanh làm hoàng hậu. Con cháu hai người sau này có Đoàn Trí Hưng,là nhân vật xuất chúng, một trong "Thiên hạ ngũ tuyệt" hiệu là Nam đế, trong Xạ điêu tam bộ khúc của nhà văn Kim Dung.
    • A Châu - người dịu hiền nhất trong số các con của Đoàn Chính Thuần. Nàng là người yêu và được Kiều Phong yêu, có tài cải trang rất giỏi. Chỉ vì lời vu oan của Mã Phu Nhân mà nàng đã giả trang để cứu cha rồi chết dưới tay chính người yêu mình, Kiều Phong.
    • A Tử - Em gái của A Châu, tuy rất xinh đẹp nhưng tính tình hoàn toàn ngược với người chị A Châu, bướng bỉnh và độc ác. Yêu Kiều Phong đến mức mù quáng mà không hề để ý gì đến mối tình của Du Thản Chi.
Đoàn Diên Khánh
Bài chi tiết: Đoàn Diên Khánh
Nguyên là thái tử của nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy không chết nhưng đã trở thành kẻ tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn.

[sửa] Chuyển thành phim

[sửa] Phim điện ảnh

NămHãng sản xuấtNướcĐạo diễnKiều PhongĐoàn DựHư TrúcThông tin thêm
1977Thiệu Thị huynh đệHồng KôngBào Học Lễ Lý Tu Hiền Điềm Ni vai Mộc Uyển Thanh, Lâm Trân Kì vai Chung Linh
1982Thiệu Thị huynh đệHồng KôngTừ Tiểu Minh   Các diễn viên chính Huệ Thiên Tứ, Đới Lương Thuần, Cốc Phong, Bạch Bưu, Trần Quan Thái, Lương Tiểu Long
1982Công ty ảnh nghiệp tân thế kỷHồng KôngTiêu SanhTừ Thiếu CườngThang Trấn NghiệpHuỳnh Nhật HoaTrần Ngọc Liên vai Vương Ngữ Yên, Huệ Thiên Tứ vai Mộ Dung Phục, Cao Hùng vai Cưu Ma Trí, Lâm Trân Kì vai A Châu
1994 Hồng KôngTiền Vĩnh Cường  Lâm Văn LongBiên kịch: Trương Thán. Lâm Thanh Hà vai Lý Thương Hải/Lý Thu Thủy, Củng Lợi vai Thiên Sơn Đồng Mỗ, Trương Mẫn vai A Tử, Từ Thiếu Cường vai Đinh Xuân Thu

[sửa] Phim truyền hình

NămHãng sản xuấtNướcKiều PhongĐoàn DựHư TrúcSố tậpNhà sản xuấtThông tin thêm
1982TVBHồng KôngLương Gia NhânThang Trấn NghiệpHuỳnh Nhật Hoa50Tiêu SanhCác diễn viên khác: Tạ Hiền, Hoàng Hạnh Tú, Thạch Tu, Trần Ngọc Liên, Dương Phấn Phấn
1991CTVĐài LoanHuệ Thiên TứQuan Lễ KiệtQuan Lễ Kiệt20Chu DuCác diễn viên khác: Tống Cương Lăng, Thôi Hạo Nhiên
1997TVBHồng KôngHuỳnh Nhật HoaTrần Hạo DânPhàn Thiếu Hoàng45Lý Thiêm ThắngCác diễn viên chính khác: Lý Nhược Đồng, Lưu Cẩm Linh, Lưu Ngọc Thúy, Triệu Học Nhi, Hà Mỹ Điền
2003CCTVTrung QuốcHồ QuânLâm Chí DĩnhCao Hổ40Trương Kỷ TrungCác diễn viên khác: Lưu Diệc Phi, Lưu Đào, Trần Hảo, Tưởng Hân, Thang Trấn Tông, Chung Lệ Đề.

[sửa] Chú thích

  1. ^ a b c Nguyễn Thị Bích Hải, Thiên long bát bộ - Một kiệt tác của Kim Dung, Trung Thu Nhâm Ngọ 2002
  2. ^ Hồi 37 b: Đồng nhất tiếu, đáo đầu vạn sự không

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét