lý bạch tự ngẫm thân mình

Đường đi khó ! Đường đi khó !
Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.

10 thg 4, 2012

Bích huyết kiếm

Bích huyết kiếm (Phồn thể: 碧血劍, Giản thể: 碧血剑, Bính âm: Bì Xuě Jiàn) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được đăng lần đầu tiên trên Hương Cảng thương báo từ ngày 1 tháng 1 năm 1956 đến ngày 31 tháng 12 năm 1956[1]. Một số nhân vật trong Bích huyết kiếm cũng xuất hiện trong Lộc đỉnh ký.

[sửa] Các chương hồi

Tác phẩm gồm 20 hồi và Viên Sùng Hoán bình truyện gồm 15 phần và phần Hậu ký.
  • Hồi 1: Đường loạn đầy nguy hiểm. Vua tự hủy trường thành
  • Hồi 2: Ân cừu chung hoạn nạn. Sống chết thấy giao tình
  • Hồi 3: Tháng năm chăm luyện kiếm. Sớm tối học chơi cờ
  • Hồi 4: Lợi hại Kim xà kiếm. Văn nhã mỹ thiếu niên
  • Hồi 5: Hoa thơm đêm tịch mịch. Cỏ xanh nước trong veo
  • Hồi 6: Vượt tường thành duyên nghiệt. Bày trận khốn lang quân
  • Hồi 7: Phá trận nhờ bí kíp. Bản đồ chỉ kho tàng
  • Hồi 8: Dễ phá uy cường địch. Khó hiểu dạ nữ nhi
  • Hồi 9: Người đẹp chơi cược lớn. Chuyện cũ giải oán sâu
  • Hồi 10: Bất truyền, truyền bách biến. Vô địch, địch ngàn chiêu
  • Hồi 11: Khẳng khái chung thù địch. Gian nan lập nghĩa quân
  • Hồi 12: Đầu đà dùng mỹ tửu. Đào tiên giấu dược hoàn
  • Hồi 13: Hẹn bạn ngày quy ẩn. Hủy pháo giúp Sấm quân
  • Hồi 14: Sùng Chính Điện kiếm lòe. Đạo sĩ truồng tỉ thí
  • Hồi 15: Thiết Thủ quen dùng độc. Kim Xà rải oán sâu
  • Hồi 16: Chốn núi hoang trăng lạnh. Người tay sắt động lòng
  • Hồi 17: Mơ màng bóng áo xanh. Vẩy bút họa tình nhân
  • Hồi 18: Máu hồng nhan vấy kiếm. Quân hắc giáp nhập kinh
  • Hồi 19: Tưởng gặp đời thánh chúa. Nào biết khổ lê dân
  • Hồi 20: Không thỏa chí giúp dân; Đành lên thuyền rời nước

[sửa] Tóm tắt

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Vào cuối thời nhà Minh (1630-1644), đại tướng Viên Sùng Hoán bị cáo buộc tư thông với ngoại phiên và bị hoàng đế Sùng Trinh xử tử. Con trai Viên Sùng Hoán là Viên Thừa Chí được đưa lên núi Hoa Sơn và được Mục Nhân Thanh truyền thụ võ nghệ. Trên núi Hoa Sơn, Viên Thừa Chí tình cờ phát hiện ra Kim xà kiếm và Kim xà bí kíp - di vật của Kim xà lang quân Hạ Tuyết Nghi và học được kiếm thuật vô địch của Hạ Tuyết Nghi.
Sau đó Viên Thừa Chí gặp được Hạ Thanh Thanh, con gái của Hạ Tuyết Nghi và Ôn Nghi. Hạ Thanh Thanh đã đi theo Viên Thừa Chí sau bị đuổi khỏi nhà, hai người yêu nhau. Để trả thù cho cha mình, Viên Thừa Chí gia nhập lực lượng khởi nghĩa do Sấm vương Lý Tự Thành lãnh đạo nhằm lật đổ triều đình nhà Minh. Viên Thừa Chí giúp nghĩa quân lấy lại số vàng đã bị gia đình họ Ôn lấy cắp, cùng với Thanh Thanh khám phá ra kho báu ở Nam Kinh và dùng nó để cung cấp cho nghĩa quân. Nhiều nghĩa sĩ giang hồ đã kết bạn và cam nguyện trung thành với Viên Thừa Chí khi biết chàng là con trai Viên Sùng Hoán. Họ suy tôn Viên Thừa Chí thành minh chủ của 7 tỉnh, tổ chức thành nghĩa quân nhằm bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân Mãn Châu phía bắc.
Để giúp Sấm vương, Viên Thừa Chí cùng bằng hữu giang hồ tiến hành phá hủy đại pháo do người Tây dương cung cấp cho triều đình đàn áp nhân dân, sau đó chàng lẻn sang kinh đô Mãn Châu nhằm mưu sát Hoàng Thái Cực nhưng không thành công. Mặc dù căm thù hoàng đế Sùng Trinh sát hại cha mình, nhưng Viên Thừa Chí vẫn cứu thoát Sùng Trinh khỏi mưu đồ phế lập của Huệ Vương. Trong thời gian đó chàng quen biết Hà Thiết Thủ, giáo chủ Ngũ độc giáo và là người cùng phe với Huệ Vương, giúp cô cải tà quy chính và thu nhận làm đệ tử. A Cửu (tức Trường Bình công chúa, con gái vua Sùng Trinh) yêu Viên Thừa Chí và chàng cũng phân vân không dứt khoát giữa A Cửu và Thanh Thanh[2].
Lý Tự Thành sau khi đánh chiếm Bắc Kinh, bức tử vua Sùng Trinh đã không thực hiện lời hứa về việc đưa dân nghèo thoát khỏi cảnh nghèo khổ lầm than, ngược lại còn dung túng cho quân sĩ cướp bóc hãm hiếp lê dân, còn bản thân Lý Tự Thành thì đắm chìm vào rượu ngon gái đẹp, nghe lời sàm nịnh giết chết Lý Nham là người vô cùng trung thành với mình. Viên Thừa Chí quá thất vọng nên quyết định ra đi. Quân Mãn Châu với sự trợ giúp của Ngô Tam Quế vượt qua Sơn Hải quan tiến vào Trung nguyên, đánh bại Lý Tự Thành và lập ra nhà Thanh. Viên Thừa Chí biết rằng Trung Quốc đã hoàn toàn rơi vào tay người Mãn, chàng nhận ra rằng mình không thể đảo ngược được tình hình nên quyết định cùng Thanh Thanh và bằng hữu giang hồ chu du hải ngoại, định cư tại hải đảo mà ngày nay là Brunei.
Hết phần cho biết trước nội dung.

[sửa] Nhân vật

  • Viên Sùng Hoán (袁崇煥)[3]: đại tướng thời Minh, cha của Viên Thừa Chí, nhận trách nhiệm bảo vệ biên giới phía bắc trước sự xâm lược của Mãn Thanh. Ông bị vu cáo tư thông với ngoại phiên và bị hoàng đế Sùng Trinh xử tử.
  • Viên Thừa Chí (袁承志): nhân vật chính của tác phẩm[3] con trai Viên Sùng Hoán, đệ tử thứ ba của Mục Nhân Thanh phái Hoa Sơn. Viên Thừa Chí cũng học được võ công vô địch của Kim Xà lang quân Hạ Tuyết Nghi thông qua bộ Kim Xà bí kíp, trở thành minh chủ 7 tỉnh đứng đầu Kim Xà Doanh trong lực lượng khởi nghĩa của Lý Tự Thành, sau khi nhà Minh mất cùng mọi người ra hải ngoại.
  • Hạ Thanh Thanh (夏青青): còn gọi là Ôn Thanh Thanh (溫青青), con gái của Hạ Tuyết Nghi và Ôn Nghi. Cô là người Kỳ Tiên Phái ở Chiết Giang, thành viên của gia đình họ Ôn. Thanh Thanh rất yêu Viên Thừa Chí nên sau khi mẹ cô bị Ôn gia sát hại, cô đã đi theo Viên Thừa Chí làm bạn đồng hành. Thanh Thanh rất hay ghen tuông với những thiếu nữ có quan hệ với Viên Thừa Chí như An Tiểu Tuệ, Tiêu Uyển Nhi, A Cửu. Sau khi nhà Minh mất, Thanh Thanh cùng Viên Thừa Chí ra hải ngoại.
  • A Cửu (阿九): tức Trường Bình công chúa (長平公主), con gái vua Sùng Trinh. Cô là đồ đệ của Trình Thanh Trúc, bang chủ Thanh Trúc bang, sau đó gặp và yêu Viên Thừa Chí. Khi Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh, A Cửu bị Sùng Trinh chặt đứt một cánh tay nhưng đã được Viên Thừa Chí cứu thoát. Cuối tiểu thuyết, A Cửu quyết định cắt đứt tình yêu với Viên Thừa Chí và xuất gia làm ni cô, bái Mộc Tang đạo nhân làm sư phụ, lấy pháp danh là Cửu Nạn (九難). Cô cũng xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký.
  • Hạ Tuyết Nghi (夏雪宜): ngoại hiệu Kim xà lang quân (金蛇郎君), võ nghệ cao cường với Kim xà kiếm pháp và Kim xà trùy oai chấn giang hồ. Ông hấp dẫn phụ nữ với vẻ ngoài quyến rũ hào hoa và tinh thần nghĩa hiệp, và đã có hai cuộc tình với Hà Hồng Dược và Ôn Nghi. Hạ Tuyết Nghi được miêu tả là đã chết khi bộ tiểu thuyết bắt đầu và được nhắc đến bởi những người còn sống, trong đó có Viên Thừa Chí là truyền nhân của ông.
  • Hà Thiết Thủ (何鐵手): giáo chủ Ngũ độc giáo. Cô có một cái móc sắt ở tay phải, giống như tên gọi Thiết Thủ là bàn tay sắt. Cô gặp Viên Thừa Chí và ra sức gây khó dễ cho chàng. Khi gặp Hạ Thanh Thanh đóng giả nam trang, Hà Thiết Thủ đã yêu cô nên quyết định phản bội Ngũ độc giáo và rút khỏi kế hoạch ám sát Sùng Trinh[4]. Viên Thừa Chí đã thành công trong việc giúp cô cải tà quy chính và thu nhận cô làm đệ tử, đổi tên là Hà Dịch Thủ (何惕守). Cô cũng xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký.
  • Lý Tự Thành (李自成): nhân dân gọi là Sấm vương, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa lật đổ triều Minh.
  • Mục Nhân Thanh (穆人清): chưởng môn phái Hoa Sơn, ngoại hiệu Thần kiếm tiên viên, có ba đệ tử là Đồng bút thiết toán bàn Hoàng Chân, Thần quyền vô địch Quy Tân Thụ và Viên Thừa Chí.
  • Mộc Tang đạo nhân (木桑): chưởng môn Thiết Kiếm môn, sư phụ của Cửu Nạn, sư huynh của Ngọc Chân Tử.
  • Quy Tân Thụ (歸辛樹): ngoại hiệu Thần quyền vô địch, đệ tử thứ hai của Mục Nhân Thanh. Có xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký.

[sửa] Viên Sùng Hoán bình truyện

Viên Sùng Hoán bình truyện là phần phụ lục của Bích huyết kiếm, được Kim Dung viết năm 1975, được chia làm 15 phần. Ban đầu có tên Quảng Đông anh hùng Viên man tử đăng trên Minh báo[5]. Tư liệu được lấy từ Minh sử, Thái Tông thực lục, Sùng Trinh trường thiên...
Nội dung chủ yếu của Viên Sùng Hoán bình truyện là lý giải nguyên nhân Sùng Trinh giết Viên Sùng Hoán không phải vì trúng kế phản gián của Hoàng Thái Cực mà là vì xung đột giữa hai cá tính con người, và tâm lý không bình thường của Sùng Trinh[5]. Một mục tiêu khác là nhắc đến nỗi hại của chế độ độc tài chuyên chế[5].
Theo bản thân Kim Dung thì bài văn này không có giá trị học thuật mà chỉ có tính dễ đọc so với sách sử thông thường[5].

[sửa] Chuyển thể

[sửa] Phim điện ảnh

NămHãng sản xuấtNướcĐạo diễnViên Thừa ChíHạ Thanh ThanhThông tin thêm
1958Công ty điện ảnh Nga MyHồng KôngLý Thần PhongTào Đạt HoaThượng Quan Quân Tuệ2 tập, Ngô Sở Phàm vai Hạ Tuyết Nghi, La Diễm Khanh vai Ôn Nghi
1980Thiệu Thị huynh đệHồng Kông   Diễn viên: Uông Vũ, Nữu Nữu, Lý Lệ Lệ, Huệ Anh Hồng, Lăng Vân, La Liệt
1881Thiệu Thị huynh đệHồng KôngTrương TriệtQuách TruyVăn Tuyết NhiTỉnh Lợi vai Ôn Nghi
1993Công ty điện ảnh Vĩnh ThịnhHồng KôngTrương Tĩnh HảiNguyên BưuDiệp Toàn ChânTrương Mẫn vai A Cửu, Lý Tu Hiền vai Hạ Tuyết Nghi, Lý Mỹ Phượng vai Ôn Nghi, Viên Vịnh Nghi vai Hà Thiết Thủ

[sửa] Phim truyền hình

NămHãng sản xuấtNướcViên Thừa ChíHạ Thanh ThanhA CửuSố tậpNhà sản xuấtThông tin thêm
1977CTVHồng KôngTrần CườngVăn Tuyết NhiLý Thông Minh   
1985TVBHồng KôngHuỳnh Nhật HoaTrang Tĩnh NhiMao Thuấn Quân20Lý Huệ Dân 
1993TVBHồng Kông     Còn gọi là Kim xà lang quân, La Gia Lương vai Hạ Tuyết Nghi
2000TVBHồng KôngLâm Gia ĐốngÂu Tử HânXa Thi Mạn35Lý Thiêm Thắng 
2007 Trung QuốcĐậu Trí KhổngHuỳnh Thánh YTôn Phi Phi30Trương Kỷ TrungXem Bích huyết kiếm (phim 2007)

[sửa] Chú thích

  1. ^ 陳鎮輝,《武俠小說逍遙談》, 2000, 匯智出版有限公司, pp. 56.
  2. ^ Trong bản in lần đầu và bản sửa chữa lần thứ hai, Viên Thừa Chí chỉ một lòng một dạ yêu Hạ Thanh Thanh. Trong bản sửa chữa lần thứ ba năm 2002, do Đông Hải dịch, NXB Văn học và Công ty Văn hóa Phương Nam xuất bản, 2004 thì Viên Thừa Chí yêu A Cửu nhiều hơn. Kim Dung trong phần Hậu ký năm 2002 viết: Tôi đặc biệt diễn tả tâm lý mâu thuẫn của Viên Thừa Chí đối với A Cửu... thử viết về mâu thuẫn giữa tâm lý đạo đức và sự thay lòng đổi dạ một cách bất đắc dĩ, là có ý đồ pha thêm vào tiểu thuyết Bích huyết kiếm phần tình cảm và cuộc sống của con người bình thường, giữa bối cảnh đậm đặc về không khí chính trị
  3. ^ a b Trong Hậu ký viết năm 1975, Kim Dung viết nhân vật chính trong Bích huyết kiếm kỳ thực là Viên Sùng Hoán, thứ hai là Kim Xà lang quân chứ không phải là Viên Thừa Chí.
  4. ^ Trong bản sửa chữa lần thứ ba, Hà Thiết Thủ không yêu Hạ Thanh Thanh vì đã biết rõ cô là nữ cải nam trang, thay vì đó Hà Thiết Thủ muốn bái Viên Thừa Chí làm sư phụ để học tập võ công thượng thừa.
  5. ^ a b c d Bích huyết kiếm, phần Hậu ký, do Đông Hải dịch, NXB Văn học, 2004, tập 4, tr.370

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét