Thư kiếm ân cừu lục (書劍恩仇錄) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được đăng trên Tân vãn báo của Hồng Kông từ ngày 8 tháng 2 năm 1955 đến ngày 5 tháng 9 năm 1956[1]. Đây là tác phẩm đầu tay trong thể loại tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn này mở đầu cho một loạt tác phẩm nổi danh sau này.
Nhan đề Thư kiếm ân cừu lục được lấy từ chuyện Trần Gia Lạc giúp người Hồi đoạt lại Kinh Koran và việc Hoắc Thanh Đồng trao tặng bảo kiếm cho Trần Gia Lạc để báo ơn[2]. Các nhân vật lịch sử như Hoàng đế Càn Long, Triệu Huệ, Hòa Thân, Phúc Khang An, Kỷ Hiểu Lam, Trịnh Bản Kiều... cũng xuất hiện trong tác phẩm này
Truyện ca ngợi tình yêu thiết tha trong sáng giữa Trần Gia Lạc con nuôi của Tổng đà chủ Hồng Hoa hội (sau này kế tục địa vị của cha nuôi làm Tổng đà chủ) và Hương Hương công chúa, lòng quả cảm hào hiệp của những anh hùng Hồng Hoa hội và người Hồi yêu nước.
Diễn biến của câu chuyện xoay quanh những nỗ lực của Hồng Hoa hội nhằm giải cứu Văn Thái Lai. Họ tình cờ gặp gỡ một bộ lạc người Hồi do Mộc Trác Luân làm tộc trưởng đang truy đuổi đoàn xe của Trấn Viễn tiêu cục nhằm đoạt lại thánh vật của bộ tộc là một bộ kinh Koran. Trần Gia Lạc đã giúp đỡ họ đoạt lại được thánh kinh và được Hoắc Thanh Đồng, con gái của Mộc Trác Luân trao tặng một thanh bảo kiếm để bày tỏ tình yêu. Thông qua câu chuyện giải cứu Văn Thái Lai, các lãnh đạo của Hồng Hoa hội đã làm quen và kết giao với nhiều vị anh hùng như Chu Trọng Anh ở Thiết Đảm trang cùng Mộc Trác Luân tộc trưởng của người Hồi, dẫn đến chuyện tình của các nhân vật Từ Thiên Hoằng và Chu Ỷ, Dư Đồng và Lý Nguyên Chỉ sau này...
Trần Gia Lạc cùng các anh hùng Hồng Hoa hội đi theo dấu vết của đoàn xe hộ tống Văn Thái Lai về Bắc Kinh và họ tìm đến Hàng Châu. Ở Hàng Châu, Trần Gia Lạc tình cờ gặp được vua Càn Long đang cải trang ra ngoài vi hành và thật trùng hợp, họ kết bạn với nhau. Nhưng sau đó hai người biết được thân thế của đối phương nên chuyển sang cảnh giác và nghi ngờ lẫn nhau. Trong chuyến du thuyền trên sông giữa Trần Gia Lạc và Càn Long, các cao thủ thị vệ của Càn Long đã bị các cao thủ Hồng Hoa hội đánh bại thảm hại và Càn Long cảm thấy bị sỉ nhục. Càn Long muốn triệu tập binh lính để tiêu diệt Hồng Hoa hội nhưng thất bại vì thế lực của Hồng Hoa hội tại Hàng Châu quá mạnh. Trần Gia Lạc và Càn Long gặp lại nhau khi Trần Gia Lạc trở về quê nhà Hải Ninh viếng mộ song thân.
Khi Trần Gia Lạc gặp Văn Thái Lai trong nhà giam của đề đốc Lý Khả Tú, chàng đã sốc khi biết Càn Long hoàn toàn không phải là người Mãn Châu mà là người Hán. Đáng kinh ngạc hơn, Văn Thái Lai tiết lộ rằng Càn Long chính là anh trai của Trần Gia Lạc, bị Ung Chính bắt đưa vào cung khi còn nhỏ để đánh tráo với con gái của Ung Chính (con trai của Trần Thế Quan cha Trần Gia Lạc và con gái Ung Chính sinh cùng một ngày) trong âm mưu trang giành sự sủng ái của Khang Hy. Sau khi cứu thoát Văn Thái Lai, Trần Gia Lạc và Hồng Hoa hội tổ chức bắt cóc Càn Long mang đến Lục Hòa tháp và ép Càn Long phải thừa nhận thân thế của mình. Trần Gia Lạc đã hứa không tiết lộ bí mật ghê gớm của Càn Long - đổi lại yêu cầu nhà vua phải cùng với Hồng Hoa hội lật đổ sự thống trị của người Mãn đuổi họ ra khỏi giang sơn và khẳng định rằng Càn Long vẫn sẽ ở ngôi hoàng đế nếu thực hiện đại sự phản Mãn phục Hán. Càn Long trong lúc bị uy hiếp đã lập lời thề và được các đương gia của Hồng Hoa hội thả ra.
Cùng lúc đó quân Thanh tấn công Hồi Cương, nơi sinh sống của các bộ tộc người Hồi. Trần Gia Lạc đến Hồi Cương để giúp đỡ họ. Tại bộ tộc người Hồi, Trần Gia Lạc gặp lại Hoắc Thanh Đồng và em gái của cô, Kha Tư Lệ, thường được người Hồi gọi là Hương Hương công chúa. Trần Gia Lạc bị thu hút bởi vẻ đẹp thuần khiết của Kha Tư Lệ và yêu cô tha thiết. Tuy nhiên, Trần Gia Lạc đã dần vướng vào một chuyện tình tay ba phức tạp do Hoắc Thanh Đồng cũng yêu Trần Gia Lạc.
Trong trận chiến giữa người Hồi và quân Thanh, ban đầu Hoắc Thanh Đồng đã dùng mưu kế tiêu diệt 4 vạn quân Thanh do Triệu Tuệ chỉ huy và bao vây quân Thanh ở sông Hắc Thủy hơn 4 tháng. Nhưng sau đó quân Thanh được tăng viện kéo đến tấn công, lại gặp lúc Hoắc Thanh Đồng lâm bệnh nặng không thể chỉ huy nên toàn bộ quân Hồi bị tiêu diệt, Mộc Trác Luân cùng con trai Hoắc A Y anh dũng hy sinh, còn Kha Tư Lệ bị bắt đưa về Bắc Kinh.
Càn Long bị sắc đẹp của Kha Tư Lệ quyến rũ và ra sức ép buộc Kha Tư Lệ phục tùng mình nhưng cô kiên quyết chống cự. Trần Gia Lạc vào hoàng cung và gặp lại Càn Long. Chàng nhắc nhở Càn Long về lời thề phản Mãn phục Hán trên Lục Hòa tháp, và vì quyền lợi chung của quốc gia dân tộc, chàng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân khi thuyết phục Kha Tư Lệ phục tùng Càn Long. Kha Tư Lệ phát hiện ra rằng Càn Long đã tráo trở bội ước và âm mưu giăng một mẻ lưới bắt gọn các yếu nhân Hồng Hoa hội nhằm giữ kín bí mật thân thế.
Đứng trước thử thách nguy hiểm đến tính mạng người yêu và bạn bè, Kha Tư Lệ đã chọn cái chết để báo động cho họ trốn chạy. Hồng Hoa hội tức giận vì Càn Long phản bội lời thề đã tiến hành bao vây tấn công vào hoàng cung, uy hiếp Càn Long và bắt sống đứa con tư sinh của y là Phúc Khang An, dẫn đến một trận chiến đẫm máu. Càn Long đã buộc phải giảng hòa với Hồng Hoa hội, Trần Gia Lạc yêu cầu Càn Long không được trả thù hội chúng và huynh đệ Hồng Hoa hội trong khắp thiên hạ thì mới thả Phúc Khang An về. Sau khi an táng cho Kha Tư Lệ, Trần Gia Lạc cùng Hoắc Thanh Đồng và các anh hùng trong Hồng Hoa hội trở về Hồi Cương để mai danh ẩn tích. Cái chết của Kha Tư Lệ để lại đau thương cho người yêu và người thân. Trần Gia Lạc sau đó chọn một cuộc sống lặng lẽ một mình đến hết đời.
Mục lục[ẩn]
|
[sửa] Bối cảnh
Cũng giống như các tác phẩm cùng thể loại khác của mình, Kim Dung đặt câu truyện trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ở đây là vương triều Càn Long nhà Thanh. Mâu thuẫn của nó xoay quanh cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng: triều đình Mãn Thanh với lực lượng phản Thanh Hồng Hoa hội và bộ tộc người Hồi chống xâm lược.Nhan đề Thư kiếm ân cừu lục được lấy từ chuyện Trần Gia Lạc giúp người Hồi đoạt lại Kinh Koran và việc Hoắc Thanh Đồng trao tặng bảo kiếm cho Trần Gia Lạc để báo ơn[2]. Các nhân vật lịch sử như Hoàng đế Càn Long, Triệu Huệ, Hòa Thân, Phúc Khang An, Kỷ Hiểu Lam, Trịnh Bản Kiều... cũng xuất hiện trong tác phẩm này
Truyện ca ngợi tình yêu thiết tha trong sáng giữa Trần Gia Lạc con nuôi của Tổng đà chủ Hồng Hoa hội (sau này kế tục địa vị của cha nuôi làm Tổng đà chủ) và Hương Hương công chúa, lòng quả cảm hào hiệp của những anh hùng Hồng Hoa hội và người Hồi yêu nước.
[sửa] Các hồi
Thư kiếm ân cừu lục gồm tổng cộng 20 hồi. Trong bản sửa chữa lần thứ ba năm 2002, Kim Dung đã bổ sung chương kết Hồn đến chốn nào? vào cuối hồi 20.- Hồi 1: Núi hoang hào kiệt trừ ưng cẩu - Dọc đường tỉ kiếm gặp anh hùng
- Hồi 2: Khách điếm khuya tú tài thổi sáo - Thiết Đảm Trang hiệp sĩ náu mình
- Hồi 3: Lánh nạn anh hùng lâm cảnh khổ - Tìm thù hảo hán đánh lầm nhau
- Hồi 4: Dùng rượu, quân sư trêu hiệp nữ - Trả kinh, gieo món nợ thâm tình
- Hồi 5: Ô Sào Lãnh quỷ hiệp chặn đường - Xích Sáo Độ quan quân trôi dạt
- Hồi 6: Lâm hoạn nạn nảy sinh tình nghĩa - Cướp quân lương cứu tế dân nghèo
- Hồi 7: Đàn ngân réo rắt như phượng gáy - Kiếm khí âm trầm tựa rồng gầm
- Hồi 8: Thiên quân không dám vây hồ rộng - Thần triều hung hãn khiếp chí tôn
- Hồi 9: Hang cọp không thua, thua xích sắt - Thù sâu chẳng báo, báo ân tình
- Hồi 10: Dập ngòi nổ, hào kiệt nát mình - Ngửi thức ăn, chí tôn méo mặt
- Hồi 11: Bảo tháp ngất trời thề cửu đỉnh - Khoái chiêu như điện tiếp song ưng
- Hồi 12: Từ Gia Cát phỉ tình hương lửa - Dư tú tài vì nghĩa lâm nguy
- Hồi 13: Bôn Lôi Thủ ra tay sấm sét - Tuyết liên hoa sa mạc tỏa hương
- Hồi 14: Vũ hội trao duyên quàng dây gấm - Hồ cát tận tình nghĩa đệ huynh
- Hồi 15: Triệu Tuệ ngốc toàn quân tan vỡ - Nguyên Chỉ buồn trêu ghẹo tam ma
- Hồi 16: Hai lão nhân thương tình không nỡ - Ba thiếu niên dụng kế thoát thân
- Hồi 17: Vì dân trừ hại xứng danh hiệp - Nhơ thân diệt bạo vẫn là trinh
- Hồi 18: Quái hiệp gỡ tơ lòng nhi nữ - Gian tặc lầm mưu hận mỹ nhân
- Hồi 19: Canh khuya oai vượt năm tòa điện - Hoàng hôn buồn hẹn vạn đời sau
- Hồi 20: Xương thịt mất còn đây bích huyết - Mộ phần không chẳng lạc hương hồn
- Hồi kết: Hồn đến chốn nào?
[sửa] Tóm tắt cốt truyện
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Trần Gia Lạc là chàng trai trẻ được tín nhiệm trở thành Tổng đà chủ của Hồng Hoa hội. Tôn chỉ của tổ chức này là phản Thanh phục hồi giang sơn của người Hán. Lãnh đạo của Hồng Hoa hội bao gồm 15 người do Trần Gia Lạc đứng đầu, trong đó Tứ đương gia của Hội là Văn Thái Lai bị vua Càn Long ra lệnh bắt giữ do Văn Thái Lai nắm giữ được bí mật về thân thế của Càn Long. Càn Long vì muốn bảo vệ ngai vàng nên đã phái cao thủ thị vệ trong cung truy sát và bắt giữ Văn Thái Lai.Diễn biến của câu chuyện xoay quanh những nỗ lực của Hồng Hoa hội nhằm giải cứu Văn Thái Lai. Họ tình cờ gặp gỡ một bộ lạc người Hồi do Mộc Trác Luân làm tộc trưởng đang truy đuổi đoàn xe của Trấn Viễn tiêu cục nhằm đoạt lại thánh vật của bộ tộc là một bộ kinh Koran. Trần Gia Lạc đã giúp đỡ họ đoạt lại được thánh kinh và được Hoắc Thanh Đồng, con gái của Mộc Trác Luân trao tặng một thanh bảo kiếm để bày tỏ tình yêu. Thông qua câu chuyện giải cứu Văn Thái Lai, các lãnh đạo của Hồng Hoa hội đã làm quen và kết giao với nhiều vị anh hùng như Chu Trọng Anh ở Thiết Đảm trang cùng Mộc Trác Luân tộc trưởng của người Hồi, dẫn đến chuyện tình của các nhân vật Từ Thiên Hoằng và Chu Ỷ, Dư Đồng và Lý Nguyên Chỉ sau này...
Trần Gia Lạc cùng các anh hùng Hồng Hoa hội đi theo dấu vết của đoàn xe hộ tống Văn Thái Lai về Bắc Kinh và họ tìm đến Hàng Châu. Ở Hàng Châu, Trần Gia Lạc tình cờ gặp được vua Càn Long đang cải trang ra ngoài vi hành và thật trùng hợp, họ kết bạn với nhau. Nhưng sau đó hai người biết được thân thế của đối phương nên chuyển sang cảnh giác và nghi ngờ lẫn nhau. Trong chuyến du thuyền trên sông giữa Trần Gia Lạc và Càn Long, các cao thủ thị vệ của Càn Long đã bị các cao thủ Hồng Hoa hội đánh bại thảm hại và Càn Long cảm thấy bị sỉ nhục. Càn Long muốn triệu tập binh lính để tiêu diệt Hồng Hoa hội nhưng thất bại vì thế lực của Hồng Hoa hội tại Hàng Châu quá mạnh. Trần Gia Lạc và Càn Long gặp lại nhau khi Trần Gia Lạc trở về quê nhà Hải Ninh viếng mộ song thân.
Khi Trần Gia Lạc gặp Văn Thái Lai trong nhà giam của đề đốc Lý Khả Tú, chàng đã sốc khi biết Càn Long hoàn toàn không phải là người Mãn Châu mà là người Hán. Đáng kinh ngạc hơn, Văn Thái Lai tiết lộ rằng Càn Long chính là anh trai của Trần Gia Lạc, bị Ung Chính bắt đưa vào cung khi còn nhỏ để đánh tráo với con gái của Ung Chính (con trai của Trần Thế Quan cha Trần Gia Lạc và con gái Ung Chính sinh cùng một ngày) trong âm mưu trang giành sự sủng ái của Khang Hy. Sau khi cứu thoát Văn Thái Lai, Trần Gia Lạc và Hồng Hoa hội tổ chức bắt cóc Càn Long mang đến Lục Hòa tháp và ép Càn Long phải thừa nhận thân thế của mình. Trần Gia Lạc đã hứa không tiết lộ bí mật ghê gớm của Càn Long - đổi lại yêu cầu nhà vua phải cùng với Hồng Hoa hội lật đổ sự thống trị của người Mãn đuổi họ ra khỏi giang sơn và khẳng định rằng Càn Long vẫn sẽ ở ngôi hoàng đế nếu thực hiện đại sự phản Mãn phục Hán. Càn Long trong lúc bị uy hiếp đã lập lời thề và được các đương gia của Hồng Hoa hội thả ra.
Cùng lúc đó quân Thanh tấn công Hồi Cương, nơi sinh sống của các bộ tộc người Hồi. Trần Gia Lạc đến Hồi Cương để giúp đỡ họ. Tại bộ tộc người Hồi, Trần Gia Lạc gặp lại Hoắc Thanh Đồng và em gái của cô, Kha Tư Lệ, thường được người Hồi gọi là Hương Hương công chúa. Trần Gia Lạc bị thu hút bởi vẻ đẹp thuần khiết của Kha Tư Lệ và yêu cô tha thiết. Tuy nhiên, Trần Gia Lạc đã dần vướng vào một chuyện tình tay ba phức tạp do Hoắc Thanh Đồng cũng yêu Trần Gia Lạc.
Trong trận chiến giữa người Hồi và quân Thanh, ban đầu Hoắc Thanh Đồng đã dùng mưu kế tiêu diệt 4 vạn quân Thanh do Triệu Tuệ chỉ huy và bao vây quân Thanh ở sông Hắc Thủy hơn 4 tháng. Nhưng sau đó quân Thanh được tăng viện kéo đến tấn công, lại gặp lúc Hoắc Thanh Đồng lâm bệnh nặng không thể chỉ huy nên toàn bộ quân Hồi bị tiêu diệt, Mộc Trác Luân cùng con trai Hoắc A Y anh dũng hy sinh, còn Kha Tư Lệ bị bắt đưa về Bắc Kinh.
Càn Long bị sắc đẹp của Kha Tư Lệ quyến rũ và ra sức ép buộc Kha Tư Lệ phục tùng mình nhưng cô kiên quyết chống cự. Trần Gia Lạc vào hoàng cung và gặp lại Càn Long. Chàng nhắc nhở Càn Long về lời thề phản Mãn phục Hán trên Lục Hòa tháp, và vì quyền lợi chung của quốc gia dân tộc, chàng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân khi thuyết phục Kha Tư Lệ phục tùng Càn Long. Kha Tư Lệ phát hiện ra rằng Càn Long đã tráo trở bội ước và âm mưu giăng một mẻ lưới bắt gọn các yếu nhân Hồng Hoa hội nhằm giữ kín bí mật thân thế.
Đứng trước thử thách nguy hiểm đến tính mạng người yêu và bạn bè, Kha Tư Lệ đã chọn cái chết để báo động cho họ trốn chạy. Hồng Hoa hội tức giận vì Càn Long phản bội lời thề đã tiến hành bao vây tấn công vào hoàng cung, uy hiếp Càn Long và bắt sống đứa con tư sinh của y là Phúc Khang An, dẫn đến một trận chiến đẫm máu. Càn Long đã buộc phải giảng hòa với Hồng Hoa hội, Trần Gia Lạc yêu cầu Càn Long không được trả thù hội chúng và huynh đệ Hồng Hoa hội trong khắp thiên hạ thì mới thả Phúc Khang An về. Sau khi an táng cho Kha Tư Lệ, Trần Gia Lạc cùng Hoắc Thanh Đồng và các anh hùng trong Hồng Hoa hội trở về Hồi Cương để mai danh ẩn tích. Cái chết của Kha Tư Lệ để lại đau thương cho người yêu và người thân. Trần Gia Lạc sau đó chọn một cuộc sống lặng lẽ một mình đến hết đời.
Hết phần cho biết trước nội dung.
[sửa] Nhân vật
- Trần Gia Lạc (陳家洛): nhân vật chính của tác phẩm, tổng đà chủ của Hồng Hoa hội, con trai thứ ba của Trần Thế Quan, em ruột Hoàng đế Càn Long, đồ đệ của Thiên trì quái hiệp Viên Sĩ Tiêu, sử dụng châu sách và thuẫn bài làm binh khí
- Hoắc Thanh Đồng (霍青桐): con gái thứ hai của Mộc Trác Luân tộc trưởng người Hồi, có ngoại hiệu Thúy vũ hoàng sam (翠羽黃衫), đồ đệ của Thiên Sơn song ưng Trần Chính Đức và Quan Minh Mai. Cô yêu Trần Gia Lạc vì chàng đã giúp bộ tộc đoạt lại bộ kinh Koran bị đánh cắp. Cô vừa là cao thủ võ lâm vừa là một người có tài chỉ huy quân đội.
- Kha Tư Lệ (喀絲麗): thường được gọi là Hương Hương công chúa (香香公主)[3], em gái của Hoắc Thanh Đồng. Cô đã gặp và yêu Trần Gia Lạc. Cô bị Càn Long bắt và ép phải phục tùng. Nhờ Trần Gia Lạc thuyết phục, cô đồng ý nhưng khi phát hiện Càn Long phản bội lời thề, cô đã tự tử để cảnh báo Trần Gia Lạc.
- Càn Long (乾隆皇帝): hoàng đế nhà Thanh, là anh ruột của Trần Gia Lạc, bị Ung Chính đánh tráo đem vào cung để tranh giành sự sủng ái của Khang Hy. Đây là một nhân vật lịch sử được Kim Dung tiểu thuyết hóa.
[sửa] Chuyển thể
[sửa] Phim điện ảnh
Năm | Hãng sản xuất | Nước | Đạo diễn | Trần Gia Lạc | Hoắc Thanh Đồng | Kha Tư Lệ | Thông tin thêm |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1960 | Công ty điện ảnh Nga My | Hồng Kông | Lý Thần Phong | Trương Anh | Tử La Liên | Dung Tiểu Ý | Lý Thần Phong kiêm biên kịch, Thiệu Bách Niên giám chế, Trương Anh kiêm vai Càn Long, Mã Kim Linh vai Lý Nguyên Chỉ, Lương Tố Cầm vai Lạc Băng, Trần Cẩm Đường vai Văn Thái Lai, Thạch Yến Tử vai Dư Ngư Đồng |
1981 | Thiệu thị huynh đệ | Hồng Kông | Sở Nguyên | Địch Long | Bạch Bưu vai Càn Long | ||
1987 | Hồng Kông | Hứa An Hoa | Trương Đa Phúc | Lưu Giai | Ngải Y Nỗ Nhĩ | Thường Đạt Thức vai Càn Long |
[sửa] Phim truyền hình
Năm | Hãng sản xuất | Nước | Trần Gia Lạc | Hoắc Thanh Đồng | Kha Tư Lệ | Số tập | Nhà sản xuất | Thông tin thêm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1976 | TVB | Hồng Kông | Trịnh Thiếu Thu | Uông Minh Thuyên | Dư An An | 60 | Vương Thiên Lâm | Trịnh Thiếu Thu kiêm vai Càn Long và Phúc Khang An |
1984 | TTV | Đài Loan | Du Thiên Long | Sâm Sâm | Dương Lệ Âm | 11 | Du Thiên Long kiêm vai Càn Long | |
1987 | TVB | Hồng Kông | Bành Văn Kiên | La Tuệ Quyên | Lương Bội Linh | 28 | Lý Thiêm Thắng | Nhậm Đạt Hoa vai Càn Long |
1992 | CTS | Đài Loan | Hà Gia Kính | Lưu Tuyết Hoa | Phó Quyên | 48 | Đạo diễn Cúc Giác Lượng, Thẩm Mạnh Sinh vai Càn Long | |
1994 | CCTV | Trung Quốc | Huỳnh Hải Băng | Vương Tinh Hoa | Dương Nhã Na | 32 | Vương Vệ Quốc vai Càn Long | |
2002 | Hãng ảnh thị Thượng Hải | Đài Loan, Trung Quốc, Singapore | Triệu Văn Trác | Quan Vịnh Hà | Nhan Dĩnh Tư | 40 | Thái Nghệ Nông | Đạo diễn Lý Quốc Lập, Trần Chiêu Vinh vai Càn Long |
2008 | Hồ Nam điện quảng | Trung Quốc | Kiều Chấn Vũ | Chu Lệ Kỳ | Lưu Dĩnh | 40 | Tưởng Tân Kiến | Kiều Chấn Vũ kiêm vai Phúc Khang An, Trịnh Thiếu Thu vai Càn Long |
[sửa] Kịch truyền thanh
Năm 1999, Đài phát thanh Hồng Kông (RTHK) sản xuất 32 tập kịch truyền thanh, với sự tham gia lồng tiếng của: Tạ Quân Hào vai Càn Long, Lương Vịnh Kỳ vai Kha Tư Lệ, Chu Quốc Phong vai Trần Gia Lạc và Phúc Khang An, Bành Tình vai Hoắc Thanh Đồng.[sửa] Chú thích
- ^ 陳鎮輝,《武俠小說逍遙談》, 2000, 匯智出版有限公司, pp. 56.
- ^ Trần Mặc, Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, Lê Khánh Trường dịch, NXB Hội Nhà văn
- ^ Trong phần Hậu ký Kim Dung viết rằng: Hương Hương công chúa không phải là Hương Phi trong truyền thuyết và lịch sử, Hương Hương công chúa đẹp hơn Hương Phi rất nhiều (香香公主不是傳說中或歷史上的香妃,香香公主比香妃美得多了)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét